Dạo này mình xem phim gì? Part4 – Trò Chơi Trí Mệnh Phần 4
Ở phần 3 mình đã bàn về một số nhỏ thay đổi về nội dung các cửa của phim so với truyện nguyên tác khi lên hình.
Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục với nội dung này dưới cái nhìn cá nhân, và quan điểm cũng rất là chủ quan của mình.
Nhân vật Lâm Thu Thạch gần như bị thay đổi hoàn toàn khi lên phim
Hệ lụy của việc đặt để vai trò của nhân vật, cũng như thay đổi khá nhiều về cơ cấu và tính nguyên nhân của cửa, đã là thay đổi hoàn toàn thiết lập nhân vật Lăng Cửu Thời so với nguyên tác. Lăng Lăng trong phim vẫn giữ được sự đáng yêu phải bật thành lời, sự thiện lương, và một chút gì đó có vách ngăn với xã hội bên ngoài.
Lâm Thu Thạch có sự cô độc sâu bên trong nội tâm, nhưng cậu ấy không hề tự ti về bản thân. Dù là chỉ một lần.
Nhưng cái làm mình khó chịu nhất là biên kịch đã cố tình thêm cho nhân vật này sự tự ti. Thứ mà tuyệt nhiên không thể xuất hiện ở Lâm Thu Thạch ở nguyên tác. Lâm Thu Thạch vốn cũng có cùng hoàn cảnh với Lăng Cửu Thời đó là được sinh ra trong một gia đình có hôn nhân đổ vở, cả cha và mẹ đều không ai muốn cậu, vì vậy mãi cho đến gần cuối truyện Lâm Thu Thạch đều là một người có tính cách khá là hờ hửng, lãnh đạm với sự biến đổi cảm xúc.
Cậu có thể hoàn toàn hòa nhập với mọi người, có thể nói cười, là một người luôn mang trong mình năng lượng thấu hiểu và đồng cảm. Giúp cho hầu hết người tiếp xúc với cậu đều thấy dễ chịu, thấy cậu vô hại và giảm độ đề phòng với cậu. Tuy vậy nếu nhìn sâu vào nội tâm nhân vật, chúng ta sẽ thấy, đây là một nhân vật có sự bình tĩnh đến mức đáng sợ. Ngoài chuyện gần như thích ứng ngay lập tức với cửa, hoàn toàn không có tác dụng phụ của việc ra vào cửa như 99% người còn lại, thì Lâm Thu Thạch còn điều tiết và làm chủ cảm xúc của mình đến mức khiến Nguyễn ca vừa thấy khâm phục, lại vừa thấy đau lòng.
Lâm Thu Thạch chỉ thể hiện duy nhất sự yếu đuối về mặt cảm xúc của bản thân khi Trình Thiên Lý gặp sự cố và không thể qua khỏi cửa. Nhưng đó đó là tổ hợp của khá nhiều sự kiện mất mác liên tiếp. Mà dù có sốc, cậu ấy cũng chỉ hay thẩn người, và có chút thiếu tập trung hoặc là rơi nước mắt trong vô thức. Cái cách mà Lâm Thu Thạch đối xử với thế giới bên ngoài, cũng như cái cách cậu ấy đối diện với tình cảm cho thấy bản lĩnh về khía cạnh cảm xúc của nhân vật này gần như có thể xem là mạnh nhất trong truyện, là trời sinh, là hiện thực quá trình trưởng thành trôi rèn cho cậu ấy chứ không phải vì trãi qua hàng trăm cửa như Nguyễn ca mà sinh ra sự bình tĩnh.
Lâm Thu Thạch là người dũng cảm đối mặt với cảm xúc của chính mình và người khác. Cậu không hề chọn cách né tránh.
Lăng Cửu Thời trên phim, ngoài việc bị gắng thêm cảm xúc tự ti với bạn bè, cảm xúc thua kém, cảm xúc tội lỗi, còn thêm cả một phần thiếu quyết đoán. Nếu một Lâm Thu Thạch thẳng nam, khi nhận ra tình cảm của bản thân thì chuyển từ trạng thái “ né thính’ thành trạng thái chủ động. Nhờ vậy mà 2 nhân vật chính mới đến được với nhau. Dù thời điểm đó Nguyễn ca có xu hướng co lại vì sợ làm người mình yêu bị tổn thương nếu gặp phải sự cố trong cửa.
Còn Lăng Cửu Thời thì lại sợ phải đối mặt với người bạn thân của mình, đến mức phải chọn cách trốn tránh. Hai nhân vật này xét về tổng thể hoàn toàn là 2 người hoàn toàn khác nhau. Và mình không hiểu vì lý do gì Biên kịch lại có thể loại bỏ gần như hoàn toàn điểm đặc sắc của nhân vật này khi lên phim.
Bên cạnh đó các tình tiết phim cũng có xu hướng loại bỏ nhiều khả năng xử lý tình huống, cũng như là khía cạnh vũ lực của nhân vật. Câu khiến mình phẫn nộ nhất có lẽ là : “ Ban đầu tôi tưởng cậu trời sinh phù hợp với cửa, nhưng giờ thì tôi đã hiểu”. Nhận định này phủ nhận hoàn toàn khả năng cũng như sự cố gắng của Lăng Cửu Thời, và gáng ghép cho cậu việc thể hiện tốt chỉ vì bản chất game này là do bạn thân của cậu tạo ra. Đây gần như là hành động xé nát nhân vật so với nguyên tác. Biến nhân vật Lăng Cửu Thời thành một nhân vật chính có thời lượng lên hình nhiều, nhưng lại không có nhiều phân cảnh mang tính quyết định trong việc giải quyết các câu hỏi của cửa. Thật may là đoàn làm phim đã chọn được 1 diễn viên tốt và phù hợp với vai này đó là Hoàng Tuấn Tiệp. Việc bùng nổ visual, cùng với việc miêu tả hoàn toàn được nét đáng yêu, thẳng nam, thiện lương mà nhân vật Lăng Cửu Thời vẫn hiện lên đẹp đẽ trong tâm trí người xem mà không bị chìm nghĩm trong bộ phim vì phần kịch bản cải biên tệ hại ở khía cạnh nhân vật này của Biên Kịch.
Về Nhân vật Nguyễn Nam Chúc: Nhân vật này không bị thay đổi quá nhiều về mặt thiết lập trừ việc bỏ tạo hình giả nữ và tính quyết đoán có phần lạnh lùng của nhân vật. Các tính cách đặt trưng như lạnh lùng cao ngạo khi ngoài cửa, trà xanh thích diễn, trêu chọc người khác khi vào cửa vẫn được giữ nguyên. Xét về mặt cơ bản, nhân vật này bám khá sát truyện và vẫn giữa được nhiều đất diễn trong các tình huống chủ chốt, đòi hỏi kỹ năng và bản lĩnh của một người trưởng nhóm.
Việc thay đổi hoàn toàn nhân vật yêu thích của mình, khiến mình thấy rất buồn. Mình tin, hầu hết những ai yêu quý bộ truyện Kính Vạn Hoa Chết Chóc cũng đều có ít nhiều cảm giác tương tự mình khi xem phim.
Tạm kết phần 4 của chuỗi bài viết Trò Chơi Trí Mệnh ở đây, ở phần tiếp theo mình sẽ phân tích tiếp những điểm khác nhau nổi trội còn lại của phim và nguyên tác.
3 Comments